Quy trình kiểm định lò hơi dựa vào rất nhiều tiêu chuẩn, quy định khác nhau. Người dùng cần phải xác định điều kiện kiểm định, các bước kiểm định và kiểm định như thế nào đảm bảo lò hơi vận hành tốt, an toàn và tuổi thọ cao nhất?
Quy trình kiểm định lò hơi thường áp dụng cho những loại lò hơi cơ bản như sau:
Những loại lò hơi có dung tích lớn hơn 25 lít.
Lò hơi đốt bằng: điện, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân…
Lò hơi đặt trên tàu thủy, tàu hỏa hay các phương tiện vận tải khác.
Lò hơi trước khi tiến hành kiểm định cần đảm bảo đủ các yếu tố: sẵn sàng đưa vào kiểm định, tài liệu và các thông tin về lò hơi phải đầy đủ nhất, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động.
Những quy trình kiểm định này xuất phát từ những căn cứ pháp lý bao gồm: QCVN 01:2008-BLĐTBXH, TCVN 7704:2007, TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực, TCVN 9385:2012, TCVN 9385:2012 mà nhà nước yêu cầu. Mục đích áp dụng các quy chuẩn này là đảm bảo tiêu chí kỹ thuật an toàn của các tiêu chuẩn quốc gia, giúp quá trình vận hành lò hơi tốt nhất, an toàn và hiệu quả cao.
Khi tiến hành quy trình kiểm định lò hơi bạn cần thực hiện các bước như sau:
Tất nhiên yếu tố về nhân lực khi kiểm định lò hơi là rất cần thiết, cần có người tham gia, người kiểm định sản phẩm để đánh giá lò hơi toàn diện. Ngoài ra khâu kiểm tra hồ sơ, lý lịch của lò hơi rất quan trọng. Bao gồm: các thông số chi tiết, nguồn gốc sản phẩm, hồ sơ lắp đặt lò hơi ra sao...
Muốn kiểm tra kỹ thuật của lò hơi bạn nên kiểm định chất lượng môi trường và sản phẩm từ bên ngoài. Vệ sinh phần bên ngoài lò hơi sạch sẽ để đảm bảo lò hơi trông bắt mắt và các tác nhân bên ngoài không ảnh hưởng tới chất lượng bên trong của lò hơi.
Vậy kiểm tra kỹ thuật bên ngoài lò hơi là kiểm tra những gì?
Hệ thống ánh sáng vận hành: đèn điện, đèn lò hơi…
Vị trí lắp đặt lò hơi, mặt bằng đặt lò hơi như thế nào?
Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống chống sét, cầu thang, giá treo.
Thông tin, thông số kỹ thuật trên lò hơi có ăn khớp với thông tin trên giấy tờ mà đơn vị bán hàng cung cấp cho chủ đầu tư không?
Tình trạng và chất lượng các thiết bị đo lường, thiết bị an toàn, thiết bị phụ trợ có đạt chuẩn quy định hay không? Quá trình làm việc của lò hơi có đạt chuẩn như quy định yêu cầu?
Số lượng, kiểu dáng, thông số kỹ thuật của van lắp lò hơi đạt chuẩn quy định không?
Chú ý các mối hàn, các chi tiết ghép nối, lớp bảo ôn cách nhiệt của lò hơi có bị hư hỏng hay không, có đáp ứng được chất lượng khi lò hơi hoạt động với áp suất lớn?
Trong quy trình kiểm định lò hơi cũng cần tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên trong lò hơi. Đó là kiểm tra những gì?
Tương tự như phương án kiểm tra kỹ thuật bên ngoài lò hơi, bạn cần chú ý tình trạng các mối hàn, bề mặt kim loại, các bộ phận có thể chịu áp lực lớn khi lò hơi hoạt động có đảm bảo chất lượng không? Nếu không hư hỏng gì thì hoạt động bình thường còn nếu có vết nứt hay hư hỏng cần tiến hành sửa chữa và có phương án đánh giá chính xác nhất.
Độ ăn mòn của sản phẩm này, những hoen gỉ của lò hơi có đảm bảo sử dụng thiết bị này tốt nhất không?
Nếu những vị trí khó khăn trong kiểm tra chất lượng bên trong lò hơi thì những người thẩm định thiết bị cần theo dõi tài liệu của đơn vị sản xuất thiết bị lò hơi. Người kiểm định có thể tiến hành kiểm tra thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những khu vực có thể kiểm tra được.
Nếu nghi ngờ về bộ phận của lò hơi có nguy cơ hỏng hóc, bạn có thể tiến hành tháo gỡ một số đoạn ống nước hay ống lửa để kiểm tra. Còn độ bền thành bị giảm áp lực như bị mòn hay bị mỏng thì bạn nên giảm thông số làm việc của lò hơi ngay.
Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện cũng như quy trình kiểm định lò hơi để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Megatex là đơn vị cung cấp cho số lượng lớn khách hàng các thiết bị lò hơi chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đúng quy chuẩn và bảo hành lâu dài theo từng chi tiết sản phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giúp bạn tìm được giải pháp tốt nhất cho mình nhé.